Những điều cần biết để bạn phát triển kỹ năng đàm phán của mình

Cũng có khi rơi vào khả năng họ đã có sai phạm trong văn bản, muốn bạn nhanh chóng ký kết để biến sai phạm thành lợi ích.

Đàm phán, thương lượng là điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Đó có thể là buổi đàm phán về: các điều khoản trong hợp đồng lao động, lương, xin tài trợ, mua hoặc bán tài sản, … Nắm bắt được một vài điểm chính nâng cao sẽ có thể giúp bạn đạt được kết quả như ý.
1. Tự tin khi dùng kỹ năng đàm phán

Xu hướng chung là khi bước vào cuộc đàm phán thì thường sự tự tin sẽ bị giảm xuống. Bởi do lúc này bạn lo lắng với những suy nghĩ: không biết điều mình đưa ra có phải hợp lý? Đối phương sẽ nghĩ thế nào? Đối phương có cho rằng mình có quá nhiều điều kiện không?… Những nghi vấn thế này làm tăng sự mất tập trung, cách suy nghĩ của bạn bị hạn chế. Kéo theo là bạn có những lối nghĩ, quyết định muốn làm vừa ý đối phương. Đưa ra những đề nghị không tốt cho chính mình.
2. Khả năng kiểm soát cảm xúc

Có thể không chỉ một mà sẽ nhiều điều kiện mà cả hai bên đều thấy bất đồng. Mọi thứ dường như không suôn sẻ theo kế hoạch. Dù vậy, trong tình huống đó bạn càng không thể để cảm xúc khó chịu, nóng bực chi phối. Bởi lẽ không thể đưa ra quyết định khôn ngoan trong lúc nóng giận. Mọi cảm xúc cần được kiềm chế và cân bằng.
3. Nhận biết khả năng của đề nghị thứ hai

Được nhắc nhở rằng đừng bao giờ đồng ý ngay với lời đề nghị đầu tiên được đối phương đưa ra trong lúc đàm phán thương lượng. Bởi vì hai lý do: một là nếu gặp người đàm phán không chuyên nghiệp thì đề nghị đó chỉ xuất phát từ cảm tính, muốn gì nói đó; hai là nếu người này thuộc dạng quá chuyên nghiệp thì bạn cần phải cẩn thận hơn nữa. Một điều khoản thương lượng tốt đẹp hơn đang ở phía sau.
4. Kết hợp kỹ năng lắng nghe

Nghe nhiều, nói ít. Tập trung 80% vào việc lắng nghe và quan sát, 20% còn lại mới dành cho việc nói, phản hồi trở lại. Dành thời gian lắng nghe nhiều trong suốt buổi đàm phán sẽ giúp bạn tránh phạm những lỗi sai khác do quá nóng vội, thiếu chuẩn bị, tự ti, bị cuốn theo những gì đối phương ra sức thuyết phục, nghi ngờ lựa chọn của bản thân.
5. Khả năng tránh đàm phán nhanh

“Dục tốc bất đạt” rất đúng trong một cuộc thương lượng. Bạn không nên đưa ra quyết định quá nhanh một cách thiếu suy nghĩ ngay cả khi đối tác đột nhiên dễ dàng đồng ý với điều kiện của bạn. Có thể lúc đó đối phương đã nhận ra thêm lợi ích bất ngờ sẽ đạt được từ bạn. Cũng có khi rơi vào khả năng họ đã có sai phạm trong văn bản, muốn bạn nhanh chóng ký kết để biến sai phạm thành lợi ích.
6. Có kỹ thuật trong khung giờ và tốc độ

Thông thường sẽ có khung giờ cho một cuộc đàm phán. Nếu như trong thời gian diễn ra trao đổi, tốc độ được đẩy lên cao thì bạn phải thật tỉnh táo. Giữ cho mọi chuyện trong tầm kiểm soát.

Bất kỳ mọi tình huống trong cuộc sống đều cần phải vận dụng kỹ năng đàm phán thương lượng. Kỹ năng đàm phán thương lượng không chỉ giúp ích cho các bạn sinh viên mới ra trường mà còn cực kỳ cần thiết và tối quan trọng đối với những nhân sự cấp lãnh đạo. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy rèn luyện và tích luỹ cho mình “những tuyệt chiêu” đàm phán thông minh và tinh tế. Chắc chắn rằng kỹ năng đàm phán thương lượng của bạn càng tốt thì cơ hội thành công của bạn càng cao.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *