Vì sao viết cv rất hay nhưng không được nhà tuyển dụng để ý

Thay vì chỉ liệt kê chung chung, bạn nên MIÊU TẢ lại kinh nghiệm đó cho nhà tuyển dụng biết. Sử dụng phương pháp S.T.A.R để kể lại cho nhà tuyển dụng một hoặc một vài kinh nghiệm, khi mà bạn đã sử dụng những kĩ năng bạn liệt kê để làm việc.

Cover Letter là một khái niệm mà nhiều bạn còn bỏ quên, hay mới chỉ viết cho có khi đi xin việc mà chưa biết tận dụng nó để ‘dụ dỗ’ nhà tuyển dụng. Cover Letter đáng ra phải là nơi thể hiện được cá tính cá nhân của bạn rõ nhất, nhưng vì chúng mình đang có lạm dụng và các template trên mạng, nên dần dần trong Cover Letter của ai cũng giống ai, chẳng có chút ấn tượng nào.

Vậy phải làm thế nào để cho Cover Letter của bạn bớt ‘robot’ hơn một chút. Đây là một số lỗi mình nghĩ các bạn có thể chú ý và sửa được ngay sau khi đọc bài viết này.

1. “Dear Sir/Madam”

Khoảng 70% Cover Letter mình nhận được bắt đầu bằng câu này. Nếu một mình bạn viết câu này và gửi cho mình, mình sẽ thấy bạn là một người sáng tạo. Nhưng nếu mình nhận được cả 10 Cover Letter đều là Dear Sirs, thì mình sẽ chẳng đọng lại chút ấn tượng nào hết. Chưa kể việc Dear Sir chung chung như thế này sẽ tạo cảm giác là bạn đang đi rải đơn chứ không thật tâm muốn xin việc vào công ty mình. Ngoài ra có một cụm từ khác cũng gần tương tự như Dear Sir đó là “To Whom Who May Concern”.

Giải pháp

Cố gắng tìm hiểu tên của nhà tuyển dụng (hoặc của manager phòng bạn bạn ứng tuyển, hoặc của CEO công ty đó. Hãy Dear thẳng trực tiếp cho tên người đó, như vậy sẽ ấn tượng hơn nhiều. Nếu bạn không tìm được bất kì cái tên nào, hãy cố gắng bớt chung chung hơn bằng cách gửi ví dụ như ‘Dear Unilever Recruitment Team’ chẳng hạn.

2. ‘I am detail-oriented’, ‘I have good teamwork’, etc.

Một lỗi thứ hai rất thường gặp ở Cover Letter của các bạn là việc các bạn liệt kê, ‘tell but don’t show’. Nếu các bạn đọc Cover Letter thường xuyên, sẽ rất dễ nhận thấy những cụm từ như ‘I have a good teamwork’, ‘I have good leadership skills’ hay ‘I am detail-oriented’, vân vân và vân vân. Về cơ bản những câu trên không có gì sai, ngoại trừ một việc ai cũng có thể viết được như vậy và nó làm cho bạn chẳng có gì khác biệt so với những ứng viên khác.

Giải pháp

Thay vì chỉ liệt kê chung chung, bạn nên MIÊU TẢ lại kinh nghiệm đó cho nhà tuyển dụng biết. Sử dụng phương pháp S.T.A.R để kể lại cho nhà tuyển dụng một hoặc một vài kinh nghiệm, khi mà bạn đã sử dụng những kĩ năng bạn liệt kê để làm việc.

3. ‘Reference Available Upon Request’

Có một điều mà nhiều bạn chưa hiểu rõ về ‘Reference’ trong CV và Cover Letter, đó là khi cần liên hệ với Reference, nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn để hỏi thông tin và hỏi bạn trước khi liên hệ với người đó. Cá nhân mình thấy câu Reference Available Upon Request làm cho CV, Cover Letter của bạn cứng nhắc, thừa thải và không giải quyết được vấn đề gì.

Giải pháp

Trước khi chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn, hãy liên hệ lại với người mà bạn đang dự định làm ‘reference’ cho mình, giới thiệu qua với người ấy về vị trí bạn đang ứng tuyển để họ có thể support bạn khi cần.

Cover Letter không dài quá một trang, thậm chí là chỉ khoảng nửa trang, nhưng để có được một Cover Letter hay và đầy đủ, bạn nên dành chút thời gian để tập luyện. Hãy tập viết và đưa cho bạn bè đọc, cá nhân bạn có thể thử đóng vai làm nhà tuyển dụng đọc lại Cover Letter của mình xem đã ổn chưa hen.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *